ERR là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp giữ vai trò giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc quản lý, vận hành dự án cũng như nhân sự và các nguồn tài nguyên khác. Thay vì thực hiện các công việc một cách thủ công, ERP là một phần mềm tự động giúp doanh nghiệp quản lý và thực hiện các quy trình đó một cách hiệu quả và tránh sai sót hơn.
Khi nào doanh nghiệp cần triển khai ERP ?
Các công việc trong một doanh nghiệp có thể được tự động hóa bởi ERP bao gồm: hỗ trợ bán hàng, kiểm tra tình hình hàng tồn kho, các dự án đang khởi tạo và theo dõi, các quy trình giải quyết công việc giữa các phòng ban trong công ty,…
Theo sổ tay đầu tư ERP của ICTRoi, để đi đến kết luận có nên đầu tư ERP hay không, doanh nghiệp cần đánh giá mình đã ở một trong 5 tình huống sau:
• Bắt đầu có khối lượng giao dịch kinh doanh tăng nhanh, sai sót bắt đầu xảy ra ở khâu nhập, xuất kho, giao hàng, nhầm lẫn thông tin hóa đơn,…hoặc ngày càng nhiều khách hàng trung thành than phiền về sản phẩm/dịch vụ.
• Bị cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận giảm xuống, các yêu cầu về tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình được ưu tiên xem xét.
>>> Xem thêm: giải pháp ERP
• Mở rộng quy mô công ty ra các địa điểm khác nhau và không thể kiểm soát tập trung dữ liệu.
• Có bộ máy quản lý cồng kềnh, hiệu quả kém và đang thực hiện tái cấu trúc.

ERP giải quyết khó khăn còn tồn đọng của doanh nghiệp như thế nào?
7 nguyên do chính để các công ty thực hiện triển khai ERP đó là:
Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy
ERP giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin chính xác. Nếu không có ERP , một cán bộ quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau và có thể tìm thấy nhiều số liệu khác nhau (tài chính kế toán có con số doanh thu riêng, kinh doanh có một con số khác và những đơn vị khác có thể có số liệu khác để tổng hợp thành doanh thu của cả công ty). Với ERP , chỉ có một kiểu sự thật, không thắc mắc, không nghi ngờ bởi vì tất cả phòng ban, nhân viên đều sử dụng chung một hệ thống trong thời gian thực. ERP tập trung các dữ liệu từ mỗi phân hệ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung giúp cho các phân hệ riêng biệt có thể chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng.
Giảm lượng hàng tồn kho
Phân hệ quản lý kho trong ERP cho phép công ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định được mức hàng tồn kho tối ưu, nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lưu động và đồng thời giúp tăng hiệu quả kinh doanh.
Chuẩn hóa thông tin nhân sự
Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương hỗ trợ tất cả các nghiệp vụ quản lý nhân viên giúp sắp xếp hợp lý các quy trình quản lý nhân sự và tính lương, giúp sử dụng nhân sự hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các sai sót trong hệ thống tính lương. Đặc biệt ở các công ty có nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau, bộ phận hành chính nhân sự có thể không có phương pháp chung và đơn giản để theo dõi giờ giấc của nhân công và hướng dẫn họ về các nghĩa vụ và quyền lợi. ERP có thể giúp bạn việc đó.
Công tác kế toán chính xác hơn
Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của hệ thống ERP giúp các công ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công. Phân hệ kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản. Hơn nữa, một phân hệ kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các quy trình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất lượng.
Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng
Với ERP , đơn hàng của khách hàng đi theo một lộ trình tự động hóa từ khoảng thời gian nhân viên dịch vụ khách hàng nhận đơn hàng cho đến khi giao hàng cho khách hàng và bộ phận tài chính xuất hóa đơn. Việc lấy thông tin từ chung một hệ thống sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi nhận thông tin rải rác từ các hệ thống khác nhau của từng phòng ban. Hệ thống phần mềm ERP giúp công ty bạn theo dõi đơn hàng một cách dễ dàng giúp phối hợp giữa bộ phận kinh doanh, kho, giao hàng ở các địa điểm khác nhau trong cùng một thời điểm.
Chuẩn hóa và tăng hiệu suất sản xuất
Phân hệ hoạch định và quản lý sản xuất của ERP giúp các công ty sản sản xuất nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong quy trình sản xuất. Chẳng hạn, nếu công ty không sử dụng phần mềm ERP mà lên kế hoạch sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính toán sai dẫn đến sử dụng không hết công suất của máy móc và công nhân. Nói cách khác, điều này có nghĩa là áp dụng một hệ thống hoạch định sản xuất hiệu quả có thể làm giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn.
Các phân hệ ERP thường yêu cầu công ty xác định rõ ràng các quy trình kinh doanh để giúp phân công công việc được rõ ràng và giảm bớt những sai sót và các vấn đề liên quan đến các hoạt động công việc hàng ngày của doanh nghiệp.
Một chuyên gia về quản lý doanh nghiệp của tập đoàn PwC cho rằng nếu doanh nghiệp xuất hiện các tình huống xấu như thời gian đóng sổ cuối năm của doanh nghiệp vượt quá 30 ngày hoặc khi doanh nghiệp không biết được các số liệu về hàng tồn hay lượng vật tư dự trữ cho kế hoạch sản xuất hoặc các lãnh đạo khi đi công tác mà vẫn phải liên lạc với công ty 15’ mỗi ngày để nhắc nhở,…thì nên ứng dụng ERP
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Hiệu quả làm việc và mức lợi nhuận mà các doanh nghiệp đạt được sẽ tăng cao nếu như biết ứng dụng phần mềm ERP trong quản lý, hơn nữa chi phí chi cho hoạt động cũng được giảm thiểu. Đầu tư một ERP phù hợp là cách tốt nhất để các doanh nghiệp có thể có nhiều lợi ích. Nếu bài viết trên chưa giúp bạn hiểu rõ tất cả những thắc mắc hãy gọi tới hotline: 0986.196.838 để được tư vấn một cách đầy đủ và chi tiết nhất.