Vết rạch tầng sinh môn rất cần được chăm sóc cẩn thận bởi nó là cơ quan tiếp giáp giữa hậu môn và bộ phận sinh dục nên rất dễ bị nhiễm trùng.Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ gây ra nhiễm trùng,ảnh hưởng tới các cơ quan này làm vết thương chậm hồi phục.Sau đây là một số cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cho mẹ sau sinh giúp gảim đau và làm lành vết thương nhanh nhất.


>>> Bạn có thể xem thêm dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh trọn gói an tòa tốt nhất tại Green field Spa, đem lại cho mẹ và bé những gì tốt nhất, chăm sóc bé yêu phát triển thể chất tinh thần tốt nhất, giúp mẹ sở hữu thân hình xinh xắn đảm bảo sức khỏe tốt nhất dành cho mẹ và bé

Tầng sinh môn là gì ?

Tầng sinh môn là bộ phận cơ thể nằm tiếp giáp giữa xương mu và xương cụt,bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh.Bộ phận này là phần mô nằm chính giữa âm đạo và hậu môn.Tầng sinh môn có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.

Vì sao cần rạch tầng sinh môn ?

Khi mẹ sinh thường,các cơ của bộ phận sinh dục sẽ mở rộng ra để tahi nhi có thể dễ dàng chui lọt ra bên ngoài.Tuy nhiên,việc mở rộng của bộ phận sinh dục cũng có giới hạn,bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn khi cần thiết.Cụ thể là ở những trường hợp sau đây :


>>> Bạn có thể tham khảo thêm Chăm sóc mẹ bầu toàn diện an toàn tốt nhất tại Green Field Spa, giúp mẹ bầu có những phương pháp chăm sóc bản thân thân tốt nhất trong quá trình thai nhi, đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé trong thời kì thai nhi phát triển tốt nhất.

• Trọng lượng thai nhi quá lớn hoặc đầu thai nhi quá to
• Thai nằm ngôi mông hay chân
• Thai nhi sinh non
• Thai nhi không có đủ oxy để thở
• Ca sinh cần dùng trợ giúp của máy hút hay dùng forcepss
• Sản phụ phải rặn thời gian dài trong quá trình sinh
• Sản phụ bị viêm âm đạo,có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém,co bóp tử cung yếu khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn.

Khi sản phụ gặp một số biểu hiện như nêu trên,bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp thai nhi có thể chui qua một cách dễ dàng hơn,tránh trường hợp sản phụ gắng rặn sẽ làm rách tầng sinh môn.

Sau khi sinh xong bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn.Nếu tầng sinh môn bị rách thì vết khâu sẽ xấu,khó đạt được độ thẩm mỹ như vết khâu rạch tầng sinh môn.

Thời gian tầng sinh môn có thể lành lại

Thông thường vết khâu sẽ liền da từ sau 2-4 tuần sau sinh,tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào cơ địa và sự chăm sóc của mỗi người.Chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng 2-12 tuần,tuỳ thuộc vào từng loại chỉ khâu.Chính vì vậy mẹ sau sinh cần chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cẩn thận và đúng cách để vết thương có thể nhanh lành,tránh để lại những biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ.



Một số biến chứng nguy hiểm của vết rạch tầng sinh môn

Mẹ có thể cảm thấy đau đớn sau vết rạch tầng sinh môn,một số biến chứng có thể xảy ra với tầng sinh môn.Nếu sản phụ có những dấu hiệu bất thường sau đây cần đến gặp bác sĩ để được sử lý kịp thời

• Vết khâu tầng sinh môn bị đau bất thường,mưng mủ và có mùi hôi.Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
• Mẹ bị sốt và ớn lạnh
• Cảm thấy đau dữ dội ở bụng dưới
• Đau và nóng rát khi đi tiểu
• Chảy máu cục

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn tại nhà

Để vết thương mau lành,mẹ cần chăm sóc vết rạch tầng sinh môn đúng cách và cẩn thận.Sau đây là cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn mẹ nên tham khảo :

1. Cách giúp giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Một số cách mẹ có thể thực hiện nhằm giảm cảm giác đau đớn do vết rạch tầng sinh môn gây ra


• Chườm lạnh có thể giúp mẹ giảm đau và sưng viêm tầng sinh môn.Mẹ thực hiệ bằng cách ngồi vào chậu nước lạnh,sau đó dùng khăn mềm lau khoo
• Sử dụng thuốc giảm đau nếu mẹ cảm thấy đau nhiều,nên lưu ý khi sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ
• Điều chỉnh tư thế : nếu mẹ ngồi bị đau thì có thể chuyển sang tư thế nằm xấp hay nghiêng hoặc bất cứ tư thế nào mẹ cảm thấy thoải mái.
• Kiêng quan hệ tình dục : nhiều mẹ sẽ cảm thấy đau đớn khi gần gũi chồng trong vài tháng đầu sau sinh,chính vì vậy hãy đợi đến khi nào cơ thể mẹ cảm thấy thoải mái nhất
• Giữ cho vết khâu được sạch sẽ,khô thoáng nhất là khi đại tiểu tiện.Nếu đại tiện gặp khó khăn hãy sử dụng thuốc làm mềm phân trước.
• Hạn chế các vận động mạnh để tránh vết thương bị rách hay tổn thương
• Không nên thụt tháo
• Hãy hoạt động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi nhiều hơn
• Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón

2. Cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn

zDưới đây là cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn đúng cách tại nhà để tránh nhiễm trùng và viêm nhiễm tầng sinh môn

• Luôn giữ cho vùng vết thương được khô ráo và sạch sẽ.Khi vệ sinh vết rạch tầng sinh môn nên sử dụng nước đun sôi để nguội pha một chút muối để vệ sinh vùng kín hoặc có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ.Vết thương nên được vệ sinh ít nhất 3 lần /ngày và cần lau khô vết thương bằng khăn mềm
• Để gảim nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn,sau khi làm sạch vết thương xong mẹ nên lau vết thương từ trước ra sau
• Mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vết thương luôn được sạch sẽ và không làm tổn thương vết thương
• Nên tránh để vết thương tiếp xúc với bề mặt vải,sử dụng quần lót có chất liệu mềm, thấm hút tốt ,rộng rãi thoải mái và đảm bảo độ dịu nhẹ đối với vết rạch tầng sinh môn.

>>> Theo: Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cho mẹ sau sinh xem ngay để biết đầy để thông tin bài viết trên, giúp mẹ sau sinh được chăm sóc tốt nhất đảm bản an toàn sức khỏe sắc đẹp sau sinh.