Giữa năm 2012, Apple giới thiệu chiếc MacBook đầu tiên với màn hình Retina cùng panel IPS (màu sắc không ảnh hưởng bởi góc nhìn). Có chất lượng tương đương với các màn hình cao cấp trên máy bàn, MacBook Pro đã trở thành một chiếc laptop mơ ước cho dân chụp ảnh, vẽ và thiết kế đồ họa.
Không dừng lại ở đó, năm 2016, Apple giới thiệu thế hệ màn hình với tấm nền mới, cho dải màu DCI-P3 rộng hơn (nằm giữa sRGB và Adobe RGB).

Chúng ta bắt đầu với thông tin được hãng công bố:
Độ sáng màn hình lên tới 500 nit
Không gian màu rộng hơn 25% với sRGB
Quá ít …
Vì vậy hôm nay mình sẽ lấy một chiếc Pro 2018 để đánh giá. Dễ dàng nhận thấy nhất là …
Viền màn hình mỏng hơn

… đến 30% đem đến cho máy cảm giác đẹp và hiện đại. Mặc dù chưa thể bì được với Huawei MateBook X hay Dell XPS, chúng ta vẫn có thể hy vọng vào một sự thay đổi của hãng vào năm 2020 (theo chu kỳ thiết kế 4 năm, từ 2008 đến nay của MacBook Pro).
Để đánh giá chất lượng màn hình, mình sẽ thiết lập thử nghiệm như sau
Thiết bị thử nghiệm: MacBook Pro 13” 2018 (MR9Q2)
Thiết lập trên máy: tắt True Tone, chắc tự động điều chỉnh độ sáng
Môi trường: phòng tối (40 nit)
Thiết bị cân màu: X-rite Color Munki Display

Phần mềm cân màu: DisplayCAL


Nhiệt độ màu (White Point): 6.500K
Độ sáng (White level): mặc định
Gamma: 2.2 (Apple từng dùng 1.8 nhưng đã bỏ và theo chuẩn chung phổ biến)
Kết quả
Độ phủ màu

Vì đây là màn hình P3 nên không quá ngạc nhiên với kết quả 99.2% của không gian màu DCI-P3 và tất nhiên là 100% cho sRGB. 86.6% cũng là điểm số ấn tượng cho Adobe RGB

Đường nét đứt là không gian màu sRGB, còn đường nét liền to ở ngoài là không gian màu mà mắt thường nhìn được CIE 1931.
Độ tương phản

... gốc của màn (trước khi cân chỉnh) lên tới 1458.2:1 (thậm chí còn cao hơn cả bản 15”) cho hình ảnh sống động, kể cả khi không sử dụng tấm nền OLED.
Độ tương phản duy trì ổn định ở các mức độ sáng khác nhau.

Độ sai lệch màu

Nghiên cứu cách mà mắt người nhìn màu sắc, các nhà khoa học sử dụng chỉ số Delta E (phiên bản mới nhất 2000):
0,0 đến 0,5: không có khác biệt về màu sắc
0,5 đến 1,0: mắt người gần như không phân biệt được
1,0 đến 2,0: khác biệt nhỏ
2,0 đến 4,0: khác biệt có thể nhận thấy
4,0 đến 5,0: khác biệt đáng kể

Trước khi cân chỉnh, độ sai lệch màu sắc trung bình (Average Delta E) chỉ 0.92, tức là mắt người khó có thể phân biệt được. Trong đó ở máy thử nghiệm, màu đỏ bị lệch nhiều nhất (2.53). Tuy vậy ở thông số mặc định, kết quả trên vẫn rất tốt, nếu so với các dòng laptop và thậm chí là màn hình máy bàn khác, do MacBook là một hệ đồng bộ từ phần cứng đến phần mềm.

Sau khi cân chỉnh, hai con số trên giảm đáng kể, chỉ còn 0.38 cho sai lệch trung bình và 0.84 ở mức cao nhất (màu xám số 9). Điều này chứng tỏ đẳng cấp của màn hình được sử dụng trên MacBook, tương đương với những màn hình cao cấp khác đến từ Dell và EIZO.
Mức đồng đều của độ sáng
Độ sáng cao nhất 500 nit đạt được ở cạnh dưới, giữa màn hình. Trong khi đó thấp nhất là 437 nit ở góc trên bên trái.

Kết luận

Xét trên góc độ màn hình thì bất cứ chiếc MacBook Pro Retina nào cũng thích hợp để làm ảnh, đồ họa cũng như chỉnh màu trong phim ảnh. MacBook Pro 2016 trở lên tiếp tục làm tốt nhiệm vụ của mình khi làm trải nghiệm đó ngày càng trở nên tốt hơn.
Ưu điểm
Màu sắc chuẩn như màn hình đồ họa chuyên nghiệp: Delta E trung bình 0.38 và cao nhất là 0.84
Độ tương phản cao 1458:1
Không gian màu rộng DCI-P3 (giữa Adobe RGB và sRGB) chỉ trên một chiếc laptop
Màu xám rất đẹp, đặc biệt sau khi cân chỉnh
Hình ảnh sống động, rực rỡ tương đương EIZO CS2420
Nhược điểm
Màn gương, nhưng đã có lớp chống lóa
HNMAC.VN