Ngành bán lẻ đã có từ rất lâu đời, cùng với sự phát triển của công nghệ những công việc của ngành này cũng được đơn giản hóa, ví dụ như phần mềm hỗ trợ quản lý khách hàng. Phần mềm quản lý khách hàng với ưu thế hoạt động với cường độ cao, không biết mệt mỏi đã đảm nhiệm khối lượng công việc khổng lồ từ khâu quản lý khách hàng của các công ty, doanh nghiệp. Với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của thị trường hiện nay, Phần mềm CRM đang trở thành lựa chọn không thể thiếu trong các doanh nghiệp, cửa hàng. Vậy những nguyên nhân nào khiến nó trở thành xu hướng hàng đầu của ngành bán lẻ? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

>>> Xem thêm : Dự báo bán hàng B2B - Mách bạn cách quản lý khách hàng tốt hơn

Nhờ những thông tin khách hàng trước đây mà dịch vụ marketing được thực hiện nhanh chóng hơn, bạn có thể chăm sóc khách hàng qua các tin nhắn thăm hỏi hoặc triển khai các kỳ khuyến mãi, tiếp thị sản phẩm. Tích điểm thưởng bằng thẻ thành viên, mỗi lần mua sắm sẽ được quy ra thành điểm và có ưu đãi đối với các thành viên có điểm cao sẽ là giải pháp giữ chân khách hàng tuyệt vời. Khách hàng thân thiết là hình thức tri ân những người có thời gian mua đồ lâu dài, bằng các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt

Nhờ vào sự linh động của phần mềm mà chỉ với chiếc iphone hay ipad nhỏ gọn bạn đã có thể quản lý khách hàng dễ dàng, việc kiểm tra hóa đơn hay truy xuất dữ liệu trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Người sử dụng có thể yên tâm về tính an toàn, do phần mềm sử dụng hệ thống lưu trữ hệ thống đám mây, một trong những nơi lưu trữ thông tin bảo mật nhất.



Kiểm soát linh động: Bất kỳ ở đâu, khi nào bạn cũng có thể tiến hành thanh toán, kiểm soát doanh thu. Ví dụ như doanh nghiệp bạn đến buổi tiếp thị, hội chợ ở ngoài trời, với chiếc smartphone được cài đặt phần mềm là bạn đã có thể tiến hành các giao dịch.

Mỗi khi bạn xuất hàng khỏi kho phần mềm sẽ tự động khấu trừ số lượng, điều này giúp bạn kiểm soát dễ dàng lượng hàng còn lại và không phải tìm kiếm vất vả để kiểm lại hàng nữa. Xuất hóa đơn nhanh hơn: Hóa đơn được in ra theo mẫu có sẵn sau khi đã được tính toán cẩn thận.

Thông tin giao dịch được lưu trữ: Cho dù giao dịch lâu như thế nào thì dữ liệu vẫn sẽ được lưu giữ lại trong phần mềm, khi cần chỉ cần tìm kiếm thông tin hóa đơn rồi in ra là xong. Báo cáo dữ liệu tức thời: Cung cấp dữ liệu theo tiếng và ngày để giúp đánh giá sự hiệu quả của hoạt động bán hàng.

Cho biết mặt hàng bán chạy: Hệ thống bán hàng sẽ ghi nhận số lượng hàng bán ra và so sánh với các mặt hàng khác để xác định mặt hàng nào bán chạy, nhân viên nào bán được nhiều nhất.

Các thông tin như danh mục sản phẩm, tồn kho và hóa đơn sẽ được truy xuất nhanh chóng khi bạn truy cập vào hệ thống, không cần phải tính toán và mất nhiều thời gian tìm kiếm như phương pháp thủ công ghi bằng tay như trước. Các phần mềm không ngừng ra đời và cải tiến cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn, nhưng không phải phần mềm nào nhiều chức năng cũng là phần mềm tốt, bởi đôi khi doanh nghiệp không cần đến nhiều chức năng như vậy hoặc là nhiều chức năng cần thiết nhưng lại bị thiếu. Do vậy nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng khi quyết định mua phần mềm quản lý khách hàng.

>>> Xem thêm : Công nghệ CRM - Tìm hiểu những lý do tại sao việc quản lý khách hàng bằng phần mềm lại trở thành xu hướng