Giãn tĩnh mạch chân và những dấu hiệu nhận biết


Suy giãn tĩnh mạch chân ( hay còn gọi giãn tĩnh mạch chi dưới ) là bệnh lý rất phổ biến của thế kỷ 21, nhưng chưa thực sự có được sự quan tâm chú ý của nhiều người và thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.


Bệnh Suy giãn tĩnh mạch chân hay xảy ra ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, người bán hàng... Hiện nay, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân tuy khá phổ biến, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp chân, đau thần kinh - cơ…

1. Nguyên nhân của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều như : yếu tố chủng tộc (bệnh lý này khá phổ biến ở người da trắng & da vàng; nhưng lại rất hiếm gặp ở người da đen), chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt và chất bột đường, ít ăn rau - trái cây , thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp… và thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

2. Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…
Xem thêm các Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân để sớm nhận biết bệnh

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường.Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

3. Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân?

Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mãn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, vớ ép, tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này và cuối cùng là phẩu thuật. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là phòng bệnh bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ...hạn chế ăn nhiều thịt & chất bột đường. Hàng ngày ngâm chân vào nước ấm nóng, massage kích thích tuần hoàn máu.

4. Giải pháp.

Normalizing Bath Oil (HY): Chiết xuất cây Phỉ, tinh dầu Cây bách, Oải hương, Bạc hà dại và Linh sam Scotlen. Tác động kép dành cho chân nặng giữ nước. Cải thiện tuần hoàn máu, củng cố thành mạch. Trị liệu dành cho chân nặng, giữ nước, tuần hoàn máu kém. Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.
- Giúp giảm mệt mỏi, phù nề, cảm giác nặng chân.
- Lý tưởng cho da giữ nước, sần sùi vỏ cam.

- Các thành phần hoạt tính được lựa chọn sẽ giúp cân bằng và làm giảm chân đau

Light Leg Complex (Spray): Thành phần chính: Bạc hà cay, Hương thảo, Thông, Bạch quả, Hạt dẻ ngựa, cây Phỉ, Đinh hương ngọt.

Giúp giảm mệt mỏi, phù nề, cảm giác nặng chân. Mang lại cảm giác chân nhẹ và thoải mái ngay tức thì. Lý tưởng khi mang theo đi du lịch, tầu xe.
Thông tin về các phương pháp Điều trị giãn tĩnh mạch chân thường xuyên được cập nhật tại websiteTrekhoedep.Vn