Trong nhóm các bệnh gây vô sin nam thì giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm số lượng không hề nhỏ. Nguy hại hơn là bệnh đang có xu hướng gia tăng một cách ngày càng phổ biến, trẻ hóa trong nhóm nam giới độ tuổi sinh sản
Cùng bác sĩ Thiên hòa (Phong kham thien hoa) tìm hiểu về vấn đề này:
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh

Có rất nhiều nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh như:

- Do cơ địa của bệnh nhân: do cơ địa của bệnh nhân có mạch máu bất thường, hệ thống van tĩnh mạch của tinh hoàn bị bất thường hoặc do đặc thù công việc của họ thường xuyên phải đứng nhiều, lâu và ngồi nhiều. Đặc biệt, những người ngồi lái xe nhiều rất dễ bị bệnh này.

- Thông thường bệnh hay gặp chủ yếu ở bên trái vì cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch tinh phải ngắn và đổ xéo góc vào tĩnh mạch chủ dưới. Trong khi đó, tĩnh mạch tinh trái dài hơn và đổ gần như vuông góc vào tĩnh mạch thận. Ngoài ra, có một số trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh do không có van hoặc hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu.

Có một số trường hợp người bệnh bị mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng lại bị nhầm lẫn sang sa ruột. Vì vậy, bệnh càng nặng hơn và làm giảm chất lượng tinh trùng gây vô sinh.

Áp dụng phương pháp phẫu thuật với giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ?

Phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh cho kết quả khả quan khi giúp cải thiện tinh dịch đồ, tạo thành công thụ thai cho hơn 45% người vợ của những nam giới mắc bệnh này. Đây là phương pháp thường được dùng trong chữa trị bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh, đặc biệt với những nam giới phải chịu hệ quả vô sinh do bệnh gây ra.

Tuy nhiên nhiều người bệnh có câu hỏi, giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ có phải phẫu thuật?

Câu hỏi đặt ra trong tâm lý sợ phẫu thuật của nhiều người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên về bệnh nam khoa, tuy rằng phẫu phẫu là cách điều trị hữu hiệu với người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng không phải tất cả bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều phải phẫu thuật, nhất là với người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ. Phương pháp phẫu thuật không được áp dụng với các trường hợp tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu. Nhưng khi bệnh tiến triển nhanh và gây đau đớn kéo dài, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn. Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp: tĩnh mạch tinh lớn gây khó chịu, gây đau tức bìu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cản trở trong sinh hoạt. Làm giảm thể tích tinh hoàn, ảnh hưởng tới tinh dịch đồ, nhất là thay đổi tinh dịch đồ ở người trưởng thành trên 18 tuổi nguy cơ gây vô sinh

Xem các thông tin khác về căn bệnh này: Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh