Tuy nội dung của hoạt động tưởng tượng của bé từ 1 – 3 tuổi đã có phần phát triển hơn so với trước song nói chung vẫn biểu hiện ra mục đích đơn giản.
>> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Tức là quá trình sáng tạo ra “người mẹ của búp bê”. Trong hoạt động vui chơi này, khả năng tưởng tượng cũng bắt đầu hình thành và phát triển.
Tuy nội dung của hoạt động tưởng tượng của bé từ 1 – 3 tuổi đã có phần phát triển hơn so với trước song nói chung vẫn biểu hiện ra mục đích đơn giản, hạn chế, chưa rõ ràng và thường đứt đoạn, thiếu liên kết. Trí tưởng tượng vô thức chiếm vị trí chủ đạo, trí tưởng tượng có ý thức bước đầu hình thành. Trí tưởng tượng vô thức chính là trí tưởng tượng không đặt ra mục đích trước mà là do chịu ảnh hưởng của sự vật kích thích của thế giới ngoại cảnh, tự nhiên tưởng tượng ra một hình tượng sự vật nào đó. Chẳng hạn khi chơi trò xếp gỗ, đầu tiên bé không biết là mình xếp cái gì, sau xếp khi được một phần bé nhận thấy chúng rất giống một ngôi nhà, trong tư duy của bé xuất hiện hình tượng “ngôi nhà”, bé vui vẻ hét lên “xây xong nhà mới rồi!”. Trí tưởng tượng có ý thức là khả năng tưởng tượng chủ động có tính mục đích nhất định. Chẳng hạn, khi chơi trò xếp gỗ thì phải tưởng tượng theo chủ đề rõ ràng của mình đã định hình trước. Đương nhiên, trẻ 3 tuổi chủ yếu vẫn là trí tưởng tượng vô thức.
Kinh nghiệm tri thức chính là “suối nguồn”, là cơ sở của trí tưởng tượng, do đó hàng ngày các bậc phụ huynh phải thường xuyên để cho con trẻ quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, đi lại, tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, hoạt động nhiều để mở rộng tầm mắt, làm phong phú thêm kho tàng hình tượng cho bé, tạo ra cơ sở rộng mở cho sự phát triển trí tưởng tượng của bé. Các bậc phụ huynh cũng có thể bồi dưỡng trí tưởng tượng cho bé thông qua những phương diện sau đây:
Khi kể chuyện cho bé, cố gắng để bé tự hoàn thành phần đầu và phần kết câu chuyện bằng chính khả năng tưởng tượng của mình.
Vẽ tranh bổ sung, chẳng hạn bố mẹ có thể vẽ trước phần đầu của một con người sau đó yêu cầu bé vẽ nốt những bộ phận còn lại trên cơ thể.
Nêu vấn đề để bé giải quyết.
Nghe nhạc, thông qua giác quan thính giác để giúp bé nói ra hoàn cảnh lúc đó.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên tạo sự tự do, thoải mái tuyệt đối để bé tưởng tượng, khi bé say mê tưởng tượng, bố mẹ nên động viên, khen ngợi. Đối với sự tưởng tượng lệch lạc, viển vông thì cần uốn nắn kịp thời, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Theo chambegioi.com