Lau đi lau lại khu vực có nhiều mạch máu như vùng nách, vùng háng bẹn, vùng sau đầu gối, cổ ngực, sau lưng và lòng bàn tay.
>> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Trẻ trong khoảng 2 năm tuổi trước tiên nên dùng nước ấm lau rửa, cũng có thể áp dụng biện pháp này cho các lứa tuổi khác. Nhiệt độ của nước trong khoảng từ 32 – 36°C (dùng tay để thử nhiệt độ của nước) lau rửa từ tay chân đến toàn thân. Lau rửa bằng nước ấm có thể khiến cho mạch máu ở da nở ra. Lượng máu lưu thông tăng, đạt được mục đích tản nhiệt, trẻ bị sốt cũng cảm thấy dễ chịu. Đồng thời rất thuận tiện, kinh tế, hiệu quả cao và không nguy hiểm.
Chườm nước nóng, dùng khăn mặt ngâm trong nước ở nhiệt độ khoảng 35°C, sau khi lấy ra vắt nước đắp lên trán trẻ, cứ 10 – 15 phút thay một lần.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể dùng cồn lau rửa, dùng gạc chấm vào cồn pha nước 30 – 50% (cồn 75% thêm 1 nửa nước). Lau đi lau lại khu vực có nhiều mạch máu như vùng nách, vùng háng bẹn, vùng sau đầu gối, cổ ngực, sau lưng và lòng bàn tay… đạt được mục đích bay hơi hạ thân nhiệt. Lúc lau rửa phải tránh vùng bụng của trẻ, quan sát sự thay đổi của sắc mặt, 30 phút cặp nhiệt độ một lần để tránh cảm lạnh và hạ thân nhiệt quá mức.
Túi đá chườm đầu: Túi đá chườm đầu có thể hạ thấp nhiệt độ ở vùng đầu, giảm bớt sự thay đổi và tiêu hao ôxy, có tác dụng bảo vệ đại não, nhưng cấm dùng với trẻ mới sinh.
Rửa ruột bằng nước muối lạnh: Khi nhiệt độ cao liên tục, thân nhiệt trên 40oC, các biện pháp hạ nhiệt khác không có hiệu quả thì có thể dùng biện pháp y học như dùng 300 – 500 ml nước muối rửa ruột.
Biện pháp hạ thân nhiệt vật lý cần phải chú ý: Trẻ bị sốt có khuynh hướng xuất huyết như bệnh bạch huyết (máu trắng), tiểu cầu giảm, ban xuất huyết… Cấm được lau rửa, hạ nhiệt phải phù hợp, thông thường thân nhiệt hạ đến khoảng 38°C là được và phải chú ý quan sát bệnh tình một cách kỹ càng, đề phòng thân nhiệt hạ xuống quá nhanh, quá thấp dẫn đến kiệt sức, khi hạ thân nhiệt cần phải chú ý uống nhiều nước.
Cho trẻ sơ sinh uống thuốc như thế nào?
Cho trẻ bú sữa là một công việc kỹ càng chu đáo. Trẻ bị bệnh thường không chịu uống thuốc hoặc sau khi uống thì nôn do thuốc quá đắng, nếu như không nắm được cách cho trẻ uống thuốc chuẩn xác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu của thuốc.
Thời gian uống thuốc thường được chọn trước bữa ăn nửa giờ đến 1 giờ. Lúc đó trong dạ dầy không còn gì, có lợi cho việc hấp thụ của thuốc và tránh việc sau khi uống thuốc thì nôn thuốc ra.

Theo chambegioi.com