Câu trả lời là: Không.

10 năm trước, khi iPhone ra mắt và gây sốc không chỉ vì dám từ bỏ bàn phím mà còn bởi mức giá quá cao, cao ngất ngưởng: giá 400 USD là giá đã đi kèm hợp đồng thuê bao của AT&T. Tại thời điểm đó, gần như toàn bộ ngành viễn thông tại Mỹ đều coi phần cứng điện thoại là những thứ đồ linh kiện kém chất lượng để làm "mồi nhử" cho các bản hợp đồng "trói" người dùng lâu dài. Không khó để nhận ra, ngay từ khi mới ra mắt iPhone đã tạo ra ấn tượng "điện thoại cho người giàu".

Về Việt Nam, iPhone càng rõ bản chất là điện thoại dành cho người có điều kiện. Tình trạng khan hiếm trong những năm đầu dễ dàng đẩy giá bán điện thoại của Apple lên cao, và trong những năm sau này, "làm giá" iPhone trong vòng 1, 2 tuần đầu cũng không phải là hiếm. Tôi vẫn còn nhớ iPhone 4 từng mang mức giá lên tới 25 triệu đồng khi ra mắt vào năm 2010. Đến năm 2014, chiếc iPhone 6 và iPhone 6 Plus gây "sốt" cũng dễ dàng leo tới mức giá tương tự.

Cũng cùng thời điểm đó thì mặt hàng Phụ kiện điện thoại - máy tính bảng chuyên về iPhone cũng đã bắt đầu trổi dậy và song song cùng phát triển với iPhone. Sản phẩm phụ kiện iPhone vào thời điểm đó thì sản phẩm Ốp lưng iPhone 6 và 6 Plus chống sốc là những sản phẩm tuyệt vời mà người tiêu dùng cực kỳ yêu thích. Thời điểm đó 1 chiếc ốp lưng iPhone đã không còn khó kiếm nữa, bởi có qua nhiều cửa hàng phụ kiện điện thoại mọc lên.

Theo quan sát cá nhân, các tín đồ công nghệ Việt thường thích đưa ra những câu chuyện dạng như "Người nghèo ở xóm mình giờ cũng có iPhone". Dường như, iPhone đã trở thành một món hàng có thể chạm tay tới những người dùng có thu nhập hạn chế nhất.

Và quả thật là như vậy. Theo khảo sát của chúng tôi trên một số trang bán di động tư nhân, giá của những chiếc iPhone 5c và 5s từ các cửa hàng "bình dân" hiện tại chỉ còn khoảng từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng. Nếu bạn chịu chấp nhận những rủi ro của hàng lock, bạn có thể mua được một chiếc
iPhone 6 ở mức giá khoảng 4,5 triệu đồng trở xuống. Phụ kiện điện thoại iPhone lúc đó đã có sản phẩm Sim ghép thần thánh hỗ trợ quá tốt cho những chiếc iPhone lock tại thị trường Việt Nam.

Nếu như hàng likenew/refurbished đã có giá thấp như vậy, hàng đã qua sử dụng sẽ còn thấp hơn nữa. Giả sử bạn sẽ sử dụng chiếc smartphone này trong vòng 2 năm, khoản tiền bạn phải bỏ ra để sở hữu trải nghiệm iPhone 6 mỗi tháng là chưa tới 100.000 đồng. Tôi tin rằng con số này nằm trong khả năng của rất nhiều người Việt.

Ở phía ngược lại, Android cũng hoàn toàn có thể gắn với các mức giá đắt đỏ. Mức giá của Galaxy S8 khi ra mắt tại Mỹ là 720 USD, cao hơn hẳn so với "tiêu chuẩn" 650 USD đã được Apple áp dụng cho iPhone trong nhiều năm vừa qua. Tại Việt Nam, mức giá 18,5 triệu đồng của Galaxy S8 vẫn thấp hơn đôi chút so với giá iPhone 7 chính hãng.

Nhưng một vài năm nữa, iPhone 7 cũng sẽ rẻ như iPhone 6, iPhone 5c bây giờ. Galaxy S8 cũng sẽ có ngày xuống giá như bất kỳ một chiếc đầu bảng nào khác: cách đây 1, 2 tháng, bạn tôi vừa mua một chiếc Galaxy S6 có giá chỉ 5 triệu đồng tại Singapore. Thật khó để tin được rằng chiếc smartphone đã khởi đầu một kỷ nguyên mới cho Samsung đã giảm giá sâu đến vậy.

Dĩ nhiên, Samsung cũng không chỉ có riêng Galaxy S8. Ở mức giá chỉ khoảng 6 triệu đồng, người dùng đã có thể với tay tới những chiếc Galaxy không hẳn là tệ như Galaxy A3 hoặc Galaxy J7 Prime. Điểm khác biệt của J7 Prime với S8? Ít nhất trong năm nay, Galaxy S8 có lẽ là dành riêng cho người giàu.

Vậy nên cuối cùng thì chúng ta cũng chẳng thể kết luận được iPhone hay Galaxy là dành riêng cho người giàu. Cuộc cách mạng smartphone đã diễn ra đủ lâu để những chiếc điện thoại từng một thời đắt đỏ nay trở thành trong tầm với; các hãng cũng đã hoàn tất công cuộc thay máu điện thoại "dumb" bằng điện thoại thông minh để ngay cả người dùng hạn hẹp kinh phí cũng có thể sở hữu những mẫu điện thoại mới và chất lượng ở mức giá
vừa phải.