Từ đầu năm 2017 đến nay, tốc độ tăng tín dụng cần thiết cho 1% tăng trưởng kinh tế đã giảm từ 3,84% quý I/2017 xuống 3,1% quý II/2017 và xuống còn 2,52% quý III/2017. Hiệu quả của tín dụng vào GDP tăng lên là do tín dụng chuyển dịch vào các ngành tạo động lực tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.


Đơn cử, tỷ trọng tín dụng ngành chế biến, chế tạo/tổng dư nợ nền kinh tế tăng từ 15,89% năm 2016 lên 17,42% năm 2017; ngành bán buôn, bán lẻ cũng xu hướng trên khi tỷ trọng tín dụng ngành này tăng từ 16,75% năm 2016 lên 17,3% năm nay, tỷ trọng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng tăng từ 19 lên 21%/tổng dư nợ nền kinh tế.

Trong khi tín dụng cho các ngành có tính rủi ro cao hơn như kinh doanh bất động sản giảm từ 6,69% xuống còn 6,65%/tổng dư nợ; BOT, BT giao thông giảm từ 1,58% xuống còn 1,46%/tổng dư nợ.

Với mức tăng trưởng cao liệu tín dụng có ảnh hưởng đến lạm phát không, thưa ông?

Không thể phủ nhận việc tăng tín dụng sẽ tạo áp lực lên lạm phát trong tương lai, nhưng mức độ tác động còn phụ thuộc vào liều lượng và các yếu tố khác. Khi điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, NHNN tính toán thận trọng điều này qua phân tích các yếu tố trong và ngoài nước, diễn biến cung - cầu tín dụng của nền kinh tế, dự báo các tác động có thể có của việc gia tăng tín dụng… theo đó NHNN có dự trù đưa ra các chính sách can thiệp.

Thực tế cho thấy, từ 7/7/2017, NHNN thực hiện các chính sách tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng GDP nhưng cho đến nay các chỉ số tiền tệ không có thay đổi đột biến. Tính đến 31/10/2017, M2 tăng 10,88% so với cuối năm 2016 trong khi cùng kỳ tăng 13,48%.

Tín dụng tăng 13,66%, mà cùng kỳ năm trước chỉ là 12,52%. Chỉ số CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2017 tăng 3,71% trong khi lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng chỉ tăng 1,44% cho thấy lạm phát đang diễn ra theo kịch bản và trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Xem thêm căn hộ sunshine avenue quận 8

Chưa kể, lạm phát trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tiền tệ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại sinh khác như giá các mặt hàng cơ bản mà Việt Nam nhập khẩu nhiều như xăng, dầu, hóa chất… và cả sự thay đổi giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, dịch vụ y tế, giáo dục…

Vì vậy, để kiểm soát lạm phát, việc bám sát các diễn biến giá cả các hàng hóa trong và ngoài nước, các yếu tố kinh tế vĩ mô để có chính sách điều chỉnh kịp thời đóng vai trò then chốt. Song song với đó, sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ ngành liên quan trong công tác điều hành, cung cấp thông tin, phối hợp chính sách cũng có vai trò quan trọng.