Trong thương trường hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và SME khá phổ biến. Vậy SME là gì và cơ hội, thách thức nào chờ đón? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về SME.

Tìm hiểu SME là gì?

SME được viết tắt từ Small and Medium-sized Enterprises để chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu. SME là gì? Đây là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ về nguồn lao động, vốn và doanh thu. Tại Việt Nam, SME được phân loại tùy theo số lượng lao động, nguồn vốn, lĩnh vực hoạt động.

Các doanh nghiệp này góp phần tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, SME sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội nên cần có chiến lược phù hợp để phát triển bền vững.

Vai trò của SME trong nền kinh tế Việt Nam

SME là gì và đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam là điều mà nhiều bạn đọc quan tâm. Hình thức doanh nghiệp này sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm cho nhiều lao động, phát triển cộng đồng như:

  • SME tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, đặc biệt ở quốc gia đang phát triển. Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ dễ dàng thích nghi và đáp ứng nhu cầu lao động ở từng khu vực địa phương.
  • Do quy mô nhỏ và cơ cấu tổ chức linh hoạt nên doanh nghiệp này dễ thử nghiệm các ý tưởng mới, tăng cơ hội đổi mới và sáng tạo. Điều này giúp thúc đẩy sự cạnh tranh tăng giá trị trên thị trường.
  • Doanh nghiệp SME có sự gắn bó mật thiết với cộng đồng địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động xã hội. Từ đó tạo sự phát triển đồng đều và giảm chênh lệch kinh tế các khu vực.
  • Đây cũng là loại hình doanh nghiệp không thể thiếu trong kinh tế toàn cầu, đóng góp vào GDP qua hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.


Cơ hội cho SME trên thị trường

Doanh nghiệp SME là gì và có những cơ hội nào trên thị trường hiện nay? Những cơ hội phát triển dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cơ bản như sau:

  • Với sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử nên doanh nghiệp SME có thể tiếp cận thị trường quốc tế dễ hơn. Thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến và mạng xã hội để doanh nghiệp mở rộng quy mô mà không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng.
  • Công nghệ dễ tiếp cận nên doanh nghiệp SME có thể cải thiện quy trình sản xuất, quản lý hiệu quả. Ví dụ như các phần mềm quản lý, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn sẽ hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh.
  • Doanh nghiệp SME sẽ nhận được nhiều chính sách về ưu đãi thuế, vay vốn ưu đãi, đào tạo kỹ năng. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho SME. Đây chính là cơ hội lớn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa hiện nay.
  • Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm mang tính địa phương và bền vững cũng tạo cơ hội lớn cho SME phát triển.


Thách thức mà SME phải đối mặt là gì?

Bên cạnh các cơ hội nêu trên thì doanh nghiệp SME cũng phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Trong đó phải kể đến một số vấn đề cơ bản như sau:

  • Thách thức lớn nhất của SME chính là thiếu nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển. Do đó sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh cũng như sự cạnh tranh trên thị trường.
  • Các doanh nghiệp SME có quy mô nhỏ nên thường thiếu kỹ năng quản lý chuyên nghiệp. Từ đây sẽ làm hạn chế việc điều hành và xây dựng các chiến lược dài hạn.
  • Công nghệ đang trở nên phổ biến nhưng nhiều SME lại gặp khó khăn về tiếp cận và ứng dụng bởi sự thiếu kiến thức và chi phí. Hơn nữa, vấn đề thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao cũng chính là thách thức lớn.
  • Với việc hội nhập kinh tế quốc tế thì doanh nghiệp SME sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ doanh nghiệp lớn và từ đối thủ cùng phân khúc. Chính vì thế thách thức đối với SME là phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Sự biến động kinh tế, chính trị, môi trường sẽ gây ảnh hưởng lớn đến SME bởi doanh nghiệp này có khả năng chống chịu thường không cao.


Giải pháp để doanh nghiệp SME vượt qua thách thức là gì?

Hiện nay các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Vậy giải pháp nào để đơn vị có thể vượt qua các thách thức này hiệu quả? Các phương án sau là điều mà SME cần quan tâm:

  • SME có thể tận dụng sức mạnh liên minh doanh nghiệp hoặc hợp tác tổ chức lớn hơn để có thể thực hiện chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm.
  • Đơn vị nên tham gia các khóa đào tạo và học hỏi từ mô hình quản lý thành công để cải thiện khả năng điều hành.
  • Doanh nghiệp SME cũng nên đầu tư vào giải pháp công nghệ phù hợp quy mô và lĩnh vực tăng khả năng cạnh tranh.
  • Để giảm thiểu rủi ro thì SME cần mở rộng danh mục sản phẩm và thâm nhập thị trường mới.
  • SME cần tập trung xây dựng thương hiệu mạnh từ cung cấp các sản phẩm chất lượng, quảng bá hiệu quả tăng uy tín.



SME là gì đã được giải đáp chi tiết qua nội dung ở trên. Hình thức doanh nghiệp này là xương sống của nền kinh tế, tăng động lực cho sự đổi mới và phát triển xã hội. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ VPR ngay hôm nay để hiểu rõ hơn về tài chính, doanh nghiệp.